Trong những năm gần đây, hình thức kiếm tiền qua Affiliate Marketing đang dần trở nên phổ biến tại thị trường Việt Nam. Nó thường xuất hiện trong các chiến dịch quảng bá sản phẩm của công ty hoặc cẩm nang kiếm tiền của rất nhiều bạn trẻ hiện nay.
Cùng DNX Agency tìm hiểu rõ hơn về Affiliate Marketing và cách thức để thực hiện nó một cách hiệu quả trong bài viết này nhé!
Affiliate Marketing là gì?
Affiliate Marketing (hay còn gọi là Tiếp thị liên kết) là một hình thức tiếp thị trực tuyến. Đây được xem là một trong những cách kiếm tiền cực kì hiệu quả và được rất nhiều người áp dụng. Cụ thể hơn, bạn sẽ có thể quảng bá sản phẩm của mình thông qua các website hoặc các trang mạng xã hội của người khác để người dùng biết đến và mua hàng.
Mặc dù vẫn còn khá mới tại Việt Nam, nhưng theo dự đoán của nhiều chuyên gia, đây chắc chắn sẽ là phương thức kiếm tiền trực tuyến hiệu quả nhất và an toàn nhất.
Các thành phần trong mô hình Affiliate Marketing
Nhà cung cấp (Advertiser)
Với mong muốn tăng thêm doanh số bán hàng, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của mình cho bên thứ ba. Có thể thấy, bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều có thể trở thành Advertiser nếu họ có sản phẩm cần bán.
Nhà phân phối (Publisher)
Thông thường, các nhà phân phối thường sở hữu những website với lượng truy cập cực lớn, có độ ổn định cao và cực kỳ uy tín. Bên cạnh đó, họ cũng cần có khả năng chạy quảng cáo và có thể biến những cú nhấp chuột trên website thành việc thanh toán của khách hàng ngay tức khắc.
Nếu có những banner quảng cáo sách của Fahasa hay Tiki xuất hiện khi bạn đang đọc review về một cuốn sách nào đó trên website. Rấy có thể, trang web đó là một nhà phân phối cho Tiki, Fahasa và đang sử dụng hình thức Affiliate Marketing đấy!
Khách hàng (End User)
Họ là những người sử dụng sản phẩm, dịch vụ đến từ nhà cung cấp.
Mạng lưới tiếp thị liên kết (Affiliate Network)
Mạng lưới này được biết đến như một sợi dây kết nối nhà cung cấp và nhà phân phối, và cũng là một nền tảng giúp các nhà phân phối theo dõi, đánh giá hiệu quả của phương thức bán hàng này. Bên cạnh đó, Affiliate Network còn cung cấp một nền tảng số để việc thanh toán cho nhà phân phối diễn ra dễ dàng hơn.
Các hình thức Tiếp thị liên kết phổ biến hiện nay
CPC – Cost Per Click
CPC được hiểu là chi phí mà bạn phải trả sau mỗi lần người dùng kích chuột vào quảng cáo. Với hình thức này, các nhà phân phối sẽ nhận được tiền hoa hồng tương ứng với số lượt khách hàng click vào website cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông qua các bài đăng trên các trang của Publisher.
Đây là hình thức cơ bản và đơn giản nhất trong Affiliate Marketing; dẫn đến tình trạng gian lận dễ dàng vì các nhà phân phối có thể tự click vào link tiếp thị của mình để nhận thêm hoa hồng. Do đó, hình thức này đã không còn phổ biến và sử dụng rộng rãi nữa.
CPS – Cost Per Sale
CPS là hình thức kiếm lời; trong đó tiền hoa hồng chỉ được tính trên mỗi đơn mua hàng thành công. Đơn hàng thành công ở đây sẽ chỉ được tính khi khách hàng mua hàng và thanh toán thành công, khi đó nhà phân phối mới nhận được hoa hồng.
Tuy là hình thức phổ biến nhất hiện nay, nhưng CPS vẫn có một số mặt hạn chế như:
- Nhà phân phối phải đợi rất lâu mới nhận được tiền hoa hồng; vì hầu hết lựa chọn của khách hàng hiện nay là thanh toán khi nhận hàng.
- Dễ dàng mất hoa hồng nếu đơn hàng bị hủy vào phút cuối.
Để khắc phục hạn chế trên, CPO đã ra đời và hãy cùng xem nó có những ưu điểm nổi trội gì nhé!
CPO – Cost Per order
Đây được xem là hình thức Affiliate Marketing bền vững và hiện đại nhất tính tới thời điểm hiện tại. Với CPO, bạn sẽ được tính hoa hồng dựa trên mỗi đơn đặt hàng thành công. Do đó, bạn không cần phải chờ đợi khách hàng thanh toán hay nhận hàng thành công là đã có thể nhận tiền.
Bên cạnh đó, thời gian xét duyệt cũng như nhận tiền hoa hồng từ CPO cũng sẽ nhanh và chắc chắn hơn hình thức CPS. Bởi lẽ, kể cả khi khách hàng đã đặt mua nhưng sau đó hủy đơn thì bạn vẫn được tính hoa hồng.
CPL – Cost Per Lead
Với CPL, bạn sẽ nhận tiền hoa hồng được tính theo mỗi lead được tạo thành công. Lead thành công là khi khách hàng để lại thông tin cá nhân như tên, tuổi, số điện thoại; điền form trên website, trả lời khảo sát đầy đủ theo đúng yêu cầu của nhà cung cấp.
Do đó, các lĩnh vực thường áp dụng hình thức CPL là bất động sản, tài chính, giáo dục, y tế,… Đơn giản vì đây là những ngành sản phẩm, dịch vụ có giá trị lớn hoặc rất lớn. Khách hàng cần có thời gian nhiều hơn để cân nhắc và chọn mua sản phẩm.
Tuy có vẻ đơn giản hơn nhiều so với CPS và CPO, nhưng để được tính tiền hoa hồng bạn cũng phải thu về được cho nhà cung cấp những thông tin đạt yêu cầu, chất lượng của họ.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm phần nào về Affiliate Marketing và các hình thức của nó trên thị trường hiện nay. Xem thêm nhiều bài viết mới của DNX Agency tại đây!
Nguồn: GoBranding