Storytelling là một hình thức Marketing được người dùng và những nhà Marketing rất ưa chuộng, sử dụng thường xuyên vào mục đích tạo viral, quảng cáo. Trong những năm mà digital marketing ngày càng phát triển, nội dung kể chuyện càng được tìm hiểu và ứng dụng nhiều hơn trong thương mại. Hình thức Marketing này khiến người dùng tin tưởng và tạo nên những cảm xúc từ những câu chuyện được kể, là cách tuyệt vời để kết nối giữa người dùng và doanh nghiệp. Cùng DNX tìm hiểu Storytelling là gì và top 7 ví dụ Storytelling nổi bật của các thương hiệu qua bài viết dưới đây.
Storytelling là gì?

Storytelling là một trong những hình thức Marketing được nhiều Marketers sử dụng và mang đến sự bùng nổ, đổi mới trong các chiến dịch Marketing. Các Marketers sẽ xây dựng, phát triển và lan tỏa những câu chuyện lý thú, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới thương hiệu sản phẩm hay hình ảnh của doanh nghiệp. Sau đó sẽ chia sẻ rộng rãi những câu chuyện này để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Storytelling càng độc đáo, càng thú vị sẽ càng thu hút được nhiều độc giả. Hiện nay, đã có không ít các doanh nghiệp áp dụng nghệ thuật kể chuyện này để quảng bá thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ của mình và mang đến những lợi ích to lớn.
Những lợi ích nổi bật Storytelling mang lại cho doanh nghiệp
1. Thu hút khách hàng tiềm năng
Storytelling là một trong những hình thức Marketing linh hoạt, sáng tạo giúp doanh nghiệp có thể truyền tải mục đích, thông điệp, câu chuyện thương hiệu một cách tự nhiên mà không quá cứng nhắc, khô khan như các hình thức quảng cáo truyền thống. Xây dựng thông điệp bằng cách “kể chuyện” sẽ giúp khách hàng đồng cảm với thương hiệu của bạn, từ đó có được lòng tin và sự trung thành từ họ.

Nếu thực hiện chiến lược xây dựng storytelling đúng cách, doanh nghiệp của bạn sẽ dễ dàng thu hút được đông đảo khách hàng và công chúng và là bàn đạp cho thương hiệu “tỏa sáng”.
2. Giao tiếp, thấu hiểu tâm lý khách hàng
Storytelling kể về một câu chuyện có thật, liên quan đến thương hiệu và truyền tải một thông điệp đặc biệt mà tổ chức muốn gửi gắm đến khách hàng. Do đó, đây cũng là cách mà bạn giao tiếp với khách hàng, để từ đó có thể nắm bắt được những phản ứng, tâm lý, biển hiện của họ với câu chuyện được kể.

Nếu câu chuyện của bạn thu hút đông đảo sự quan tâm và đồng cảm của công chúng thì có nghĩa là nhu cầu sẻ chia của họ về vấn đề ấy là tương đối cao. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp triển khai một chiến dịch phù hợp và nhận biết được mình đã đi đúng hướng.
3. Tạo cảm hứng cho Content Marketing
Đôi khi, người xây dựng nội dung sẽ cảm thấy “cạn kiệt ý tưởng” trong câu chữ và cách viết. Lúc này, không có gì hiệu quả hơn việc suy nghĩ về những chủ đề xoay quanh câu chuyện của chính thương hiệu mình cung cấp. Storytelling cũng là nơi để bạn không bị lan man hay nhầm lẫn về các chủ đề, mục đích mà thương hiệu muốn truyền tải đến người dùng. Đôi khi đọc lại Storytelling thể hiện sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp hay chính bạn theo đuổi có thể giúp bạn có những cảm xúc tích cực, tinh thần hứng khởi để tạo ra được những ý tưởng khác biệt, mới lạ và hay đầy táo bạo.

Bên cạnh đó, những phản hồi từ người dùng về câu chuyện của thương hiệu bạn là một nguồn ý tưởng, cảm hứng dồi dào bạnh có thể khai thác. Một ví dụ điển hình là thương hiệu đồ ăn nhanh Subway. Người dùng có những phản hồi về sự tăng cân nhanh chóng với câu chuyện “thức ăn nhanh đánh bay tiêu cực”, Subway đã có những ý tưởng và cho ra chiến dịch Marketing “ Ăn 7 Hamburger giảm 0.6 kilogram”. Chiến dịch này giúp Subway góp phần lớn giúp Subway có thể cạnh tranh trực tiếp với McDonald’s trong thị trường thức ăn nhanh Mỹ.
Top 5 chiến dịch Storytelling thành công của các thương hiệu trên thế giới
1. LEGO – Mỗi dòng sản phẩm là một câu chuyện
Không chỉ riêng LEGO, tất cả những dòng sản phẩm đồ chơi sáng tạo, nhất là đồ chơi nghệ thuật, đều được nhà thiết kế xây dựng hệ thống câu chuyện logic, chặt chẽ. Một ví dụ điển hình là bộ đồ chơi dòng LEGO City thường tập trung vào mô phỏng câu chuyện làm việc thường ngày của những người công nhân, lính cứu hỏa, sở cảnh sát,… của thế giới LEGO.

Qua những hoạt động hằng ngày, LEGO đã cho những trẻ em – lứa tuổi sử dụng LEGO nhiều nhất thấy được những câu chuyện nhân văn và thế giới diễn ra như thế nào. Hơn nữa, LEGO còn tạo cho những phụ huynh thấy được ý nghĩa và hình ảnh lao động của họ trong chính những mảnh ghép LEGO nhiều màu sắc. Storytelling đã góp một phần rất lớn để LEGO có được sự thành công như ngày hôm nay.
2. Google – Quảng bá văn hóa doanh nghiệp qua bộ phim The Internship
The Internship là bộ phim đặc biệt duy nhất được cho phép quay tại trụ sở chính của Google. Bộ phim đã khắc họa rõ nét không gian làm việc, môi trường văn hóa, lối suy nghĩ và quản lý vô cùng sáng tạo và thông minh của Google. The Internship như một câu chuyện mà để Google giới thiệu về môi trường, văn hóa và những tinh hoa của họ đến với khách hàng. Qua đó tạo ấn tượng và tin tưởng về chuyên nghiệp, nghiêm túc và đầy sáng tạo cho những khách hàng tiềm năng của họ. Từ đó, Google thêm phần khẳng định được tính sáng tạo của một trong những công ty công nghệ toàn cầu.
3. GoldieBlox – đồ chơi trao quyền cho thế hệ kỹ sư nữ tiếp theo
GoldieBlox sử dụng storytelling kể về nhân vật Debbie Sterling đang theo học ngành cơ khí ở trường đại học. Cô ấy đã cảm thấy phiền lòng vì có quá ít phụ nữ trong chương trình học của mình. Cô ấy đang dần cảm thấy lạc lõng về nghi ngờ về lựa chọn của bản thân mình có khác biệt so với những người phụ nữ khác.

Lời kêu gọi với GoldieBlox bắt đầu khi cô nhận ra những bộ đồ chơi xây dựng như Lego, giúp phát triển logic, hiểu biết về không gian và các kỹ năng quan trọng khác, thường được dành cho các bé trai chứ không phải bé gái. Từ đó, cô có niềm tin về những lựa chọn của mình, có những người đã nhìn thấy tiềm năng đó và đang phát triển một thế hệ nối tiếp cô.
GoldieBlox là món đồ chơi Sterling mong muốn có được, để cho phép các cô gái trẻ phát triển niềm yêu thích với kỹ thuật và xây dựng. Điều này sẽ giúp họ có được vị thế bình đẳng khi cạnh tranh với các chàng trai trong lĩnh vực nghề nghiệp. GoldieBlox còn giúp tạo được niềm đam mê với kỹ thuật và xây dựng cho những bé gái, từ đó có thể phát triển thế hệ những người phụ nữ yêu thích công việc này và tạo được sự bình đẳng trong ngành được cho là chỉ dành cho nam giới.
4. Nike – Chiến lược Marketing kinh điển
Nike có độ phủ sóng, vị trí rất lớn trong lòng người tiêu dùng mà rất ít thương hiệu làm được. Chiến lược marketing tập trung tạo nên cảm xúc cho khách hàng đã góp phần rất lớn trong thành công của hãng.

Nike truyền tải những câu chuyện đầy cảm hứng, lan tỏa năng lượng tích cực đến người dùng. Những câu chuyện không nhằm mang đến những thông tin mới nhất về giày. Mà thay vào đó là nhằm mục đích gợi lên cảm giác năng động, hứng khởi và kích thích nhu cầu ở người tiêu dùng.
“Just do it” – khẩu hiệu, thông điệp truyền cảm hứng đầy ấn tượng cùng những câu chuyện sáng tạo giúp Nike tỏa sáng hàng thập kỷ qua.
5. Dove – Chiến dịch truyền thông Real beauty
Storytelling được Dove quảng bá về một tình yêu thực sự với cái đẹp. Dove kết nối cảm xúc với tất cả nữ giới, khơi dậy sự tự tin tận sâu bên trong con người của họ và khẳng định mỗi người phụ nữ luôn có vẻ đẹp của riêng mình, dù là với màu da, chiều cao, vóc dáng, tuổi tác như thế nào.

Storytelling Real Beauty giúp Dove khơi gợi sự đồng cảm từ nhiều phụ nữ trên thế giới, giúp họ nói lên tiếng lòng về quyền được đẹp và làm đẹp của phái yếu. Storytelling này còn cho những người phụ nữ thấy được sự quan trọng của cái đẹp và ai cũng có vẻ đẹp sâu bên trong họ bất kể họ là ai, họ như thế nào. Storytelling này giúp Dove ngày càng khẳng định vị thế của mình trong thị trường làm đẹp cho phụ nữ.
Kết luận
Hiểu rõ được khái niệm Storytelling cũng như những lợi ích của Storytelling mang lại cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có thể thu hút được nhiều khách hàng cũng như doanh thu to lớn từ khách hàng. Áp dụng Storytelling vào các chiến dịch Marketing sẽ tạo được sự tin tưởng, cảm tình và sự trung thành từ những khách hàng tiềm năng. Có rất nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đã thành công và mang lại lượng khách hàng trung thành trong thời gian dài cho họ là những ví dụ điển hình về sự thành công khi áp dụng hình thức Marketing này.
Trên đây là bài viết giới thiệu về khái niệm Storytelling và top 5 chiến dịch Storytelling thành công của các thương hiệu trên thế giới. DNX Agency hy vọng qua bài viết này bạn sẽ trang bị thêm được nhiều kiến thức và áp dụng thành công hình thức Marketing này để mang về nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mình.