Chúng tôi luôn mong muốn lắng nghe từ bạn

Nathan Nguyen
Tốt nghiệp Hong Kong University
10 năm kinh nghiệm quản trị kinh doanh và quản trị nhân sự
8 năm kinh nghiệm triển khai các chiến dịch quảng bá của các nhãn hàng
“Ước mơ của tôi là được giúp đỡ cho các thương hiệu chiếm lĩnh toàn bộ tình cảm của các khách hàng, tạo ra một hành trình kinh doanh phát triển vững bền”
Nathan Nguyen
CEO DNX Agency
Những câu hỏi thường gặp
Toàn bộ dữ liệu sẽ được chúng tôi bàn giao thông qua 1 file nén .zip hoặc .rar thông qua 1 link Cloud để bạn có thể tải về. Bạn vui lòng lưu ý chúng tôi sẽ không đảm bảo dữ liệu của bạn hơn 30 ngày kể từ khi file được tải lên Cloud, vì thế bạn cần tải về ngay sau khi nhận được link và đảm bảo việc lưu trữ dữ liệu của mình để tránh thất lạc dữ liệu.
Chúng tôi thông thường không bàn giao file gốc cho đến khi nhận được toàn bộ khoản thanh toán cho dịch vụ chụp ảnh sự kiện, quay phim. Thông thường tất cả các dữ liệu hình ảnh và video gốc (RAW) sẽ được chúng tôi bàn giao trong vòng 3 ngày kể từ khi nhận được khoản thanh toán cuối cùng đủ 100% cho mọi chi phí liên quan đến dịch vụ.
Đối với các sự kiện dưới 50 người, bạn có thể chỉ cần 1 thợ chụp ảnh và 1 thợ quay phim để có thể ghi lại các khoảnh khắc quan trọng. Tuy nhiên đối với các sự kiện lớn hơn, DNX khuyến nghị bạn cần cân nhắc sử dụng 2 thợ chụp ảnh để tránh tình trạng thất thoát dữ liệu và cũng có thêm nhiều góc máy mô tả sự kiện sinh động hơn theo các cỡ cảnh: toàn, trung cận. Đối với quay phim, để dựng nên một video clip không bị nhàm chán thì cần tối thiểu 2 cỡ cảnh trong 3 cỡ cảnh: toàn, trung, cận.
Ở cuối trang này, phía trên các câu hỏi thường gặp, bạn sẽ thấy 1 form để điền sơ bộ các thông tin về sự kiện của bạn, sau khi chúng tôi nhận được dữ liệu thì sẽ xử lý và phản hồi bạn sớm nhất có thể (thông thường là 1 ngày làm việc).
Thông thường, việc xác định ngân sách Marketing cho doanh nghiệp của bạn bao gồm những hạng mục sau:
- Chi phí liên quan đến chiến dịch đang chạy: là những chi phí cho các chiến dịch PPC hoặc các khoản thanh toán cho các influencers để họ đăng về các sản phẩm của mình.
- Các dịch vụ tiếp thị, quảng cáo và tư vấn: bao gồm thiết kế đồ họa, viết nội dung (copywriting), chuyên gia tối ưu hóa SEO và phát triển chiến lược.
- Chi phí phần mềm: những phần mềm được sử dụng để cải thiện hoặc tối ưu các chiến dịch tiếp thị (phần mềm thiết kế đồ họa, phần mềm quản lý, các công cụ nghiên cứu từ khóa)
- Đào tạo: có thể là các khóa học trực tuyến, các buổi hội thảo/ hội nghị để bổ sung thêm kiến thức/ kinh nghiệm cho nhân viên hoặc cả chính bạn.
Ngoài ra, tùy thuộc vào chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp, bạn cũng có thể cần phải chi trả cho nhân viên chịu trách nhiệm quản lý các chiến dịch Marketing của mình. Từ những điều trên bạn sẽ có khoảng dự trù ngân sách dư dả hơn hay tiết kiệm hơn phù hợp cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Thông thường, việc xác định ngân sách Marketing cho doanh nghiệp của bạn bao gồm những hạng mục sau:
- Chi phí liên quan đến chiến dịch đang chạy: là những chi phí cho các chiến dịch PPC hoặc các khoản thanh toán cho các influencers để họ đăng về các sản phẩm của mình.
- Các dịch vụ tiếp thị, quảng cáo và tư vấn: bao gồm thiết kế đồ họa, viết nội dung (copywriting), chuyên gia tối ưu hóa SEO và phát triển chiến lược.
- Chi phí phần mềm: những phần mềm được sử dụng để cải thiện hoặc tối ưu các chiến dịch tiếp thị (phần mềm thiết kế đồ họa, phần mềm quản lý, các công cụ nghiên cứu từ khóa)
- Đào tạo: có thể là các khóa học trực tuyến, các buổi hội thảo/ hội nghị để bổ sung thêm kiến thức/ kinh nghiệm cho nhân viên hoặc cả chính bạn.
Ngoài ra, tùy thuộc vào chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp, bạn cũng có thể cần phải chi trả cho nhân viên chịu trách nhiệm quản lý các chiến dịch Marketing của mình. Từ những điều trên bạn sẽ có khoảng dự trù ngân sách dư dả hơn hay tiết kiệm hơn phù hợp cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
- Hiểu ai mua sản phẩm và dịch vụ của bạn.
- Hiểu cách bạn sẽ thúc đẩy họ thực hiện hành động có lợi.
- Hiểu đối thủ cạnh tranh của bạn, những người đang cố gắng làm điều tương tự.
- Hiểu cách bạn sẽ đo lường các hoạt động marketing và tinh chỉnh cách tiếp cận của bạn trong tương lai.
Đây là cách diễn đạt lại bốn chữ P cổ điển của tiếp thị: Product: Sản phẩm, Price: Giá cả, Place: Địa điểm và Promotion: Quảng bá. Từ đó bạn sẽ đề ra một chiến lược marketing hiệu quả.
- Thấu hiểu insight (sự thật ngầm hiểu) của khách hàng (những người mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp).
- Hiểu sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp bạn, định vị tệp khách hàng tiềm năng và hiểu đối thủ cạnh trạnh của bạn đang làm gì.
- Từ đó đề ra một chiến lược marketing dài hạn hiệu quả với một ngân sách hợp lý cho doanh nghiệp của bạn.
Với sự phát triển của internet như hiện nay, marketing online đã trở thành một phần cực kì quan trọng trong mỗi chiến dịch marketing của một doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu muốn cạnh tranh với các đối thủ lớn. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào thực hiện cũng đạt được kết quả như mong muốn.
Một chiến dịch marketing online thành công cần rất nhiều yếu tố, trong đó bạn cần tự trả lời những câu hỏi như:
– Bạn đã thực sự hiểu về sản phẩm và khách hàng của mình hay chưa?
– Kế hoạch và chiến lược marketing online đã được thực hiện chi tiết nhất hay chưa?
– Các công cụ marketing online đã được vận dụng một cách hiệu quả và phù hợp nhất hay chưa?
– Bạn đã có thể thống kê, phân tích, đánh giá và tối ưu lại chiến lược của mình hay chưa?
Hãy tìm hiểu và chọn một phương pháp marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của mình thông qua các hướng dẫn trên nhé
Omnichannel là chiến lược bán hàng đa kênh, tích hợp các kênh bán hàng (website, Facebook, Shopee, Tiki, Lazada,…) để tạo ra trải nghiệm liền mạch, giúp khách hàng mua hàng dễ dàng hơn và có trải nghiệm nhất quán về thương hiệu trên các kênh bán.
Khác với multi-channel (bán hàng nhiều kênh nhưng quản lý riêng lẻ), Omnichannel quy tụ dữ liệu tại một nơi để tạo một hành trình mua hàng liền mạch. Nhờ đó doanh nghiệp triển khai Omnichannel không cần nhân sự quản lý ở từng kênh riêng lẻ và mang lại doanh số cao hơn so với multi-channel.
Omnichannel sẽ là một phương pháp giúp các doanh nghiệp tiếp cận toàn diện hơn và tối ưu hóa trải nghiệm đa kênh.
Marketing được định nghĩa là tổng hợp của những công cụ, quy trình và chiến lược được sử dụng nhằm quảng bá trực tiếp sản phẩm, dịch vụ và ngay cả cho chính doanh nghiệp. Có thể hiểu Marketing là những hành động nhằm kết nối tới khách hàng và thúc đẩy họ mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Trong khi đó Branding lại là một hình thức Marketing nhằm định hình thương hiệu của bạn. Mục đích của Branding là để trả lời những câu hỏi như: Doanh nghiệp bạn là ai? Nhiệm vụ và giá trị doanh nghiệp bạn là gì? Điều gì khiến doanh nghiệp của bạn độc nhất và đặc biệt? Branding chứa tất cả những yếu tố miêu tả được thương hiệu của bạn như logo hay website. Nói tóm lại, nếu Marketing là việc thu hút khách hàng chú ý và tương tác với doanh nghiệp của bạn lần đầu thì Branding là việc khiến họ quay trở lại thường xuyên hơn. Để hiểu đơn giản, lấy ví dụ doanh nghiệp của bạn là một chiếc Big Mac thì Branding chính là phần “sốt đặc biệt” còn Marketing chính là các cách để khiến khách hàng trở nên hứng thú để tìm đến chiếc bánh và ăn (giống như quảng cáo trên TV, quảng cáo trên mạng xã hội hay các chiến dịch truyền thông)