Coca-Cola, Toyota, Visa, Airbnb, Samsung và Procter & Gamble chỉ là một trong số 60 thương hiệu tài trợ cho Olympics Tokyo 2020. Theo NBCUniversal, đài truyền hình của Mỹ, đã báo cáo doanh thu quảng cáo kỷ lục đạt 1,25 tỷ đô la từ hơn 120 nhà quảng cáo. Con số đó cao hơn 1,2 tỷ đô la so với Olympics Rio vào năm 2016. 

Thực chất, từ xưa đến nay, thế vận hội – Olympics luôn được các nhà quảng cáo vô cùng ưa chuộng và năm nay cũng không ngoại lệ. Các thương hiệu đã đầu tư hơn 3 tỷ đô la vào tài trợ và các chiến dịch quảng cáo. Thế nhưng, một số nhà tài trợ hàng đầu như Toyota lại đang bắt đầu rút khỏi đường đua quảng cáo này bởi những tranh cãi xoay quanh việc tổ chức Olympics khi đại dịch COVID vẫn đang có những diễn biến khó lường.

Sự phẫn nộ này không chỉ xảy ra ở Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới

Olympics 2020 đã trì hoãn một năm do đại dịch COVID và đã gây tranh cãi ngay từ phút ban đầu. Với các chuyên gia y tế và công chúng lo sợ về một sự kiện “siêu lan rộng”, nhiều người đã kêu gọi hủy bỏ sự kiện năm nay.

Một cuộc thăm dò của Nhật Bản tiết lộ rằng 83% người dân Nhật Bản nghĩ rằng Thế vận hội không nên diễn ra trong năm nay, và 46% tin rằng nó nên bị hủy bỏ. Nước chủ nhà đang phải vật lộn để kiểm soát đại dịch COVID, một phần là do Nhật Bản triển khai tiêm vắc-xin chậm hơn các quốc gia khác và chỉ một phần tư dân số được tiêm chủng.

Ít nhất đã có 25 vận động viên không thể thi đấu vì nhiễm COVID, và một bệnh viện ở Tokyo đã gây chú ý khi treo biển báo “Năng lực y tế đã đạt đến giới hạn. Hãy dừng Thế vận hội! ”.

Các nhà tài trợ đã dần rút khỏi cuộc chơi của Olympics Tokyo 

Các nhà tài trợ là doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư gần 3 tỷ đô la cho Thế vận hội và trả thêm 200 triệu đô la để gia hạn hợp đồng sau khi sự kiện bị hoãn lại. Nhưng hai tuần trước Lễ khai mạc, Nhật Bản đã ban bố Tình trạng khẩn cấp và cấm khán giả.

Với việc Thế vận hội được tổ chức tại các sân vận động trống, các nhà tài trợ không còn có thể thực hiện việc quảng bá thương hiệu trực tiếp mà họ đã lên kế hoạch. Bầu không khí ảm đạm cũng là một lý do có thể khiến lượng người xem và sự quan tâm của công chúng giảm xuống.

Khi được tạp chí  Fortune phỏng vấn, người phát ngôn của Fujitsu đã nói rằng, “quyết định không có khán giả tham gia đồng nghĩa chúng tôi sẽ sẽ không có cơ hội để chúng tôi xây dựng mối quan hệ với khách hàng một cách trực tiếp nữa.”

Vẫn còn một số chiến dịch quảng cáo của Olympics Tokyo diễn ra 

Nói gì đi chăng nữa thì thế vận hội vẫn là sự kiện thể thao lớn nhất và uy tín nhất trên thế giới, mang đến cho các thương hiệu khả năng tiếp cận toàn cầu vô song và cơ hội hiếm có để tiếp cận khán giả ở mọi nơi

Trong khi Toyota đã tạm rời Thế vận hội để xoa dịu thị trường Nhật Bản, thì các quảng cáo cho Olympics vẫn đang chạy khá tốt ở Mỹ.

Chiến dịch “Best Day Ever” của Nike

Best Day Ever | Nike - YouTube

Chiến dịch này của Nike giúp moi người khám phá cách mà thể thao có thể tạo ra một ngày mới tốt đẹp hơn cho các nhà vô địch và vận động viên mỗi ngày. Best Day Ever có sự góp mặt của những huyền thoại thể thao như Shelly-Ann Fraser-Pryce, người phụ nữ đầu tiên chạy 100m dưới 10 giây và vận động viên quần vợt xe lăn Diede de Groot.

Chiến dịch “Fiercely Together” của Oreo

Ghi lại khoảnh khắc các đội chơi đang cùng nhau hát vang bài “The More We Get Together”, chiến dịch này của Oreo đã nêu lên được sự kết nối tuyệt vời giữa người với người từ thương hiệu. Từ đó, ta có thể thấy hình ảnh các vận động viên đã gạt bỏ đi sự canh tranh và ganh đua để cùng nhau chia sẻ tình yêu với Oreo.

Chiến dịch #WishItWasAWhopper của Burger King

Việc cắn huy chương vàng của các nhà vô địch đã trở thành một truyền thống của Olympic. Với ý tưởng marketing đầy sáng tạo, Burger King quyết định dành tặng cho mỗi người xem một burger Whopper miễn phí khi họ chụp lại cảnh “cắn” huy chương của vận động viên và đăng lên mạng xã hội dưới hashtag #WishItWasAWhopper. 

Image of Burger King Tokyo Olympics Ads

Kết luận

Quả là là một bài toán kho cho các thương hiệu. Những nhà tài trợ đã hủy bỏ quảng cáo rõ ràng sẽ không nhận được giá trị tiền của họ. Mặt khác, nếu xảy ra sự cố – như một vụ phẫn nộ lớn – thì các thương hiệu liên quan đến Olympics Tokyo 2020 có thể phải đối mặt với một thảm họa truyền thông.

Ở Nhật Bản, việc các thương hiệu hạ thấp mối quan hệ của họ với Thế vận hội là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, ở phần còn lại của thế giới, Olympics vẫn là cơ hội tốt để các thương hiệu tương tác với khán giả của họ. Khi Hoa Kỳ, Châu Âu và nhiều quốc gia khác trên thế giới đang cho thấy tiêm tỷ lệ vắc xin cao cùng với những dấu hiệu khả quan khác.

Nguồn: Latana

Published On: August 3rd, 2021 / Categories: Marketing Strategy, Digital Marketing / Tags: , , , /

Đăng ký theo dõi

Để nhận được những thông tin mới nhất từ chúng tôi