Có lẽ thuật ngữ Art Director xuất hiện rất nhiều ở trong mục credits của các tác phẩm nghệ thuật video hay ấn phẩm. Nhưng bạn không thực sự hiểu Art Director hay vai trò của Art Director trong các tác phẩm là gì. Vậy thì bạn không nên bỏ lỡ bài viết sau đây. Hãy bắt đầu từ những điều cơ bản nhất nhé!

Art Director là ai?

Art Director hay còn được biết đến là Giám đốc nghệ thuật là người sẽ định hình nên hình ảnh của dự án giúp bạn tạo diện mạo của một tờ tạp chí, tập san, báo, bao bì sản phẩm, hay sản xuất phim và truyền hình.

Cụ thể, Art Director sẽ chịu trách nhiệm quản lý một nhóm các nhà thiết kế làm việc trong một dự án sáng tạo. Giám đốc nghệ thuật chịu trách nhiệm về hình ảnh và phong cách trực quan của một dự án và có thể làm việc trong các ngành như:

  • Phim và truyền hình
  • Tạp chí thời sự
  • Báo
  • Bao bì sản phẩm

Nhìn chung, một giám đốc nghệ thuật sẽ là người tạo ra thiết kế tổng thể và là người đảm nhận nhiệm vụ chỉ đạo, giám sát đội ngũ phát triển các tác phẩm nghệ thuật.

Công việc cụ thể của Art Director là gì?

Công việc của các Art Director đòi hỏi họ phải hiểu các yếu tố thiết kế của các dự án, truyền cảm hứng cho những người lao động sáng tạo khác, và giữ cho các dự án đúng ngân sách và đúng hạn. Đôi khi, họ chịu trách nhiệm phát triển ngân sách và lịch trình.

Một giám đốc nghệ thuật thường sẽ làm những việc sau:

  • Xác định cách tốt nhất để thể hiện một khái niệm một cách trực quan
  • Xác định những bức ảnh, nghệ thuật hoặc các yếu tố thiết kế khác để sử dụng
  • Phát triển giao diện hoặc phong cách tổng thể của một chiến dịch quảng cáo
  • Phát triển giao diện hoặc phong cách tổng thể của rạp hát, truyền hình hoặc phim trường
  • Giám sát nhân viên thiết kế
  • Xem xét và phê duyệt các thiết kế, tác phẩm nghệ thuật, nhiếp ảnh và đồ họa
  • Nói chuyện với khách hàng để phát triển một cách tiếp cận và phong cách nghệ thuật
  • Phối hợp hoạt động với các bộ phận nghệ thuật hoặc sáng tạo khác
  • Xây dựng ngân sách và thời gian chi tiết
  • Trình bày thiết kế cho khách hàng phê duyệt
Art Director là gì? Những yếu tố nào tạo nên giá trị thương hiệu của Art Director

Phân chia theo ngành cụ thể

Hầu hết các giám đốc nghệ thuật sẽ làm việc vài năm trong một nghề khác trước khi được thuê làm giám đốc nghệ thuật. Tùy thuộc vào ngành, họ có thể đã dành một khoảng thời gian làm việc với tư cách là nhà thiết kế đồ họa, họa sĩ mỹ thuật, biên tập viên, nhiếp ảnh gia hoặc trong một nghề nghệ thuật hoặc thiết kế khác trước khi trở thành giám đốc nghệ thuật.

Sau đây là về công việc của các giám đốc nghệ thuật có thể làm trong các ngành khác nhau:

Lĩnh vực xuất bản

Công việc của Art Director thường xem xét tổng quan bố cục trang tạp chí, catalogs, v.v và họ chọn ảnh bìa cho tạp chí hoặc sách định kỳ.

Ngoài ra, công việc của họ cũng có thể bao gồm việc giám sát việc tạo ra website để sử dụng cho các ấn phẩm.

Lĩnh vực truyền thông quảng cáo

Art Director đảm bảo truyền tải những thông điệp mà khách hàng của họ muốn hướng đến cho người tiêu dùng. Họ sẽ chịu trách nhiệm về khía cạnh tổng thể của hình ảnh trong quảng cáo hoặc chiến dịch truyền thông và có thể sẽ phối hợp với công việc các phòng ban liên quan.

Sản xuất phim, truyền hình

Trong quá trình sản xuất phim truyền hình, Art Director thường phối hợp với đạo diễn để xác định những đạo cụ cần thiết cho phim và định hình phong cách, và yếu tố hình ảnh một bộ phim nên có. Họ thường cần một nhân viên trợ lý hoặc các nhà thiết kế để hoàn thành sản phẩm của mình.

Art Director là gì? Những yếu tố nào tạo nên giá trị thương hiệu của Art Director

Sự khác nhau của Creative Director và Art Director?

Thật dễ nhầm lẫn giữa giám đốc sáng tạo với giám đốc nghệ thuật vì nhiều người sử dụng những thuật ngữ này thay thế cho nhau. Sự khác biệt nằm ở phạm vi trách nhiệm của họ.

Creative Director

Mặc dù vị trí này liên quan đến nhiều nhiệm vụ khác nhau, nhưng công việc của họ chủ yếu gắn liền với những cuộc họp nhóm. Creative Director phụ trách gặp gỡ khách hàng, quản lý cấp trên và các thành viên trong nhóm. Creative Director là người có sự ảnh hưởng lớn đến toàn bộ đội ngũ sáng tạo.

Ví dụ: giả sử bạn có một khách hàng muốn thuê bạn cho một chiến dịch quảng cáo. Giám đốc sáng tạo là người đặt câu hỏi về tầm nhìn của khách hàng và những gì họ muốn đạt được với quảng cáo.

Sau cuộc họp ban đầu, Creative Director sẽ tập hợp đội, động não ý tưởng và tìm ra giải pháp quảng cáo phù hợp. Một khi ý tưởng này được chấp thuận, cuối cùng họ có thể bắt tay vào thực hiện một dự án. Trong suốt dự án, Creative Director giám sát mọi khía cạnh của quá trình sáng tạo và đảm bảo các thành viên trong nhóm tuân thủ thời hạn.

Art Director là gì? Những yếu tố nào tạo nên giá trị thương hiệu của Art Director

Tên tuổi của các Creative Director nổi tiếng trong ngành

Khuấy động ngành truyền thông quảng cáo với tựa sách “Ý tưởng này là của chúng mình”, cái tên Sói Ăn Chay không còn xa lạ với nhiều người nữa. Sẽ không phóng đại nếu nói, đó là cái tên đã đưa nhiều người đến với ngành quảng cáo, cùng khóa học nhập môn sáng tạo như Sáng tạo A Bờ Cờ. Sói Ăn Chay còn là tác giả của các cuốn sách “gối đầu giường” ngành quảng cáo Việt Nam như “90-20-30”,…

Theo anh “sáng tạo là ngành “buồn nhiều, vui chẳng thiếu” và thậm chí còn “bị che khuất bởi một lớp sương mờ mà Google không vén nổi.” Hơn 12 năm kinh nghiệm lăn lộn với nghề của anh, tư duy cùng quan điểm về Marketing của anh là nguồn cảm hứng của anh “tài liệu tham khảo” của rất nhiều bạn trẻ trong nghề.

Art Director là gì? Những yếu tố nào tạo nên giá trị thương hiệu của Art Director

Hà Đỗ tên thật là Đỗ Nguyệt Hà được mệnh danh là người phụ nữ quyền lực nhất là thời trang Việt. Tốt nghiệp Chuyên ngành Thiết kế đồ họa tại trường School of Visual Arts (New York), Hà Đỗ từng đảm nhiệm vị trí Giám đốc mỹ thuật JWT và LOWE Vietnam, cùng nhiều năm kinh nghiệm tại các vị trí khác trong các công ty quảng cáo. Năm 2010, đánh dấu trong sự nghiệp của chị với sự lựa chọn đầu quân cho Đẹp Magazine và trở thành giám đốc sáng tạo từ đó đến nay.

Được ví như Anna Wintour của làng thời trang Việt Nam, chị Hà Đỗ đã chứng tỏ tầm nhìn và bản lĩnh sáng tạo Việt qua những sản phẩm thời trang đẳng cấp cho tạp chí Đẹp. Trực tiếp đưa ra ý tưởng và chỉ đạo thực hiện các bộ hình, Hà Đỗ nổi tiếng với óc sáng tạo không giới hạn và cả sự kỹ tính, tỉ mỉ đến từng chi tiết.

Art Director là gì? Những yếu tố nào tạo nên giá trị thương hiệu của Art Director

Trọng Nguyễn là một màu sắc “độc đáo” của ngành quảng cáo Việt Nam, với thành tích “con nhà người ta” một trong những người Việt hiếm hoi chinh phục học bổng danh giá Fulbright trong lĩnh vực Advertising – một điều xưa nay hiếm tại Việt Nam. Hoàn thành bằng Thạc sĩ tại đại học Brandcenter, Mỹ, anh làm việc ở New York trước khi quay trở về Việt Nam, mang theo khát khao phát triển nền sáng tạo nước nhà.

Hiện đang là Creative Director tại Dinosaur một boutique agency với hướng đi phá cách. Anh luôn có những góc nhìn thoải mái, mới lạ về ngành: “Quảng cáo chỉ là một phần của cuộc sống.

Nhưng quảng cáo sẽ là cuộc sống của chúng ta”. Chính vì vậy, anh luôn đem đến những chia sẻ “thật trân” hài hước, dí dỏm truyền động lực cho các bạn “chiếu mới”.

Art Director là gì? Những yếu tố nào tạo nên giá trị thương hiệu của Art Director

Art Director

Giám đốc nghệ thuật là người chịu trách nhiệm chuyên môn về phong cách hình ảnh và hình ảnh trong một dự án. Họ có thể làm việc với các mạng truyền hình, xưởng phim hoạt hình, công ty xuất bản, đại lý quảng cáo, rạp hát, v.v.

Giám đốc nghệ thuật giám sát việc thực hiện các video quảng cáo, bìa tạp chí và các dự án khác yêu cầu đầu vào bằng hình ảnh. Vai trò này khá linh hoạt và bao gồm một loạt các ngành công nghiệp.

Khi nói đến các quy trình sáng tạo, giám đốc nghệ thuật quyết định bức ảnh nào là lý tưởng để làm bìa tạp chí, những gì nên có trong một buổi quay video và loại yếu tố hình ảnh nào cần bao gồm. Họ làm việc chặt chẽ với bộ phận thiết kế, hoạt hình, minh họa, nhiếp ảnh và video. Giám đốc nghệ thuật sẽ điều phối các vai trò của giám đốc thiết kế, họa sĩ hoạt hình, nhiếp ảnh gia và nhà quay phim.

Art Director là gì? Những yếu tố nào tạo nên giá trị thương hiệu của Art Director

Tên tuổi của các Art Director nổi tiếng trong ngành

Chàng trai đa tài này có một profile cực kỳ đáng nể với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật. Khi chỉ mới 15 – 16 tuổi, Ben đã tập tành công việc freelance photographer cho nhiều lookbook của các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng. Cậu từng là product stylist cho tạp chí

Art Director là gì? Những yếu tố nào tạo nên giá trị thương hiệu của Art Director

Ghi dấu ấn với giới Creative bằng việc góp mặt vào những tác phẩm nổi tiếng như: I’m still loving you (Noo Phước Thịnh), Lười yêu (Bảo Anh), và gần đây nhất là MV “Có chắc yêu là đây” của Sơn Tùng MTP dưới vai trò Art Director. Đặc biệt, anh chàng còn được nhiều người trong và ngoài ngành biết đến khi đầu quân vào MTP Talent và giữ vị trí Art Director ở tuổi 23.

Hiện đang là Art Director của Kenh14.vn. Nhật Ánh Nguyễn – minh chứng rõ ràng nhất cho câu nói “Tôi có đam mê và nhất định tôi sẽ thành công”. Hành trình đến với vị trí của Art Director là quá trình nỗ lực và cố gắng, khi xuất phát điểm của Nhật Ánh học lập trình viên tại FPT Aptech cho tới năm 2012. Sau khi nghỉ học lập trình tự tích lũy vốn liếng qua vai trò graphic designer ở các công ty khác nhau, tự trau dồi thêm các lớp ngắn hạn về tư duy thiết kế. Năm 2018, cột mốc cho sự nghiệp của Nhật Ánh Nguyễn bắt đầu khi anh được đề bạt vị trí Art Director cho Kênh14 và phụ trách những tuyến bài chất lượng cao của Kênh bao gồm eMagazine và những bài trong chuyên mục Đọc Chậm.

Art Director là gì? Những yếu tố nào tạo nên giá trị thương hiệu của Art Director

Trong quá trình sự nghiệp, anh chàng chia sẻ về những thành công tâm đắc là là bài eMagazine về Techwear của Kenh14, thuộc chủ đề thời trang đúng với sở thích của mình và có chất liệu thiết kế là phong cách futuristic.

Art Director là gì? Những yếu tố nào tạo nên giá trị thương hiệu của Art Director

Dũng Yoko tên thật là Trần Hoàng Dũng, theo học và tốt nghiệp trường Kiến trúc. Anh là một trong những graphic designer nổi tiếng của Việt Nam với rất nhiều những giải thưởng về thiết kế bìa đĩa. Cái tên Yoko xuất phát từ việc anh cùng người anh trai (kiến trúc sư Trung Trần) thành lập quán cà phê nhạc rock mang tên Yoko khá có tiếng trong cộng đồng giới trẻ mê nhạc.

Art Director là gì? Những yếu tố nào tạo nên giá trị thương hiệu của Art Director

Được giới nghệ thuật đánh giá cao về CD Hà Trần 9803 và cũng như thỏa mãn niềm đam mê của mình với thành công đạt được 100% ý tưởng đề ra và mất 2 năm hoàn thành. Thế nhưng, sản phẩm đưa cái tên Dzũng Yoko trở nên nổi tiếng lại chính là bìa album Mỹ Nhân Ngư của Mỹ Lệ. Dzũng Yoko có nguyên tắc của riêng mình, anh cho rằng mình là người ra ý tưởng chứ không đơn thuần là người xử lý hình ảnh.

Art Director là gì? Những yếu tố nào tạo nên giá trị thương hiệu của Art Director

Những yếu tố nào tạo nên giá trị thương hiệu của Art Director

Con đường xây dựng hình ảnh thương hiệu của một Art Director cần nhiều thời gian, nhiều quyết định đúng đắn, và tất nhiên là cả sự kiên trì. Tất nhiên, trong đó những giá trị đến từ kiến thức lý thuyết, bằng cấp là điều quan trọng. Vậy để trả thành một Art Director được nhiều đánh giá cao thì cần những yếu tố nào?

Art Director là gì? Những yếu tố nào tạo nên giá trị thương hiệu của Art Director

Học vấn và kinh nghiệm

Nhiều Art Director xây dựng thương hiệu với trình độ học vấn cao, chẳng hạn như bằng cử nhân hoặc bằng thạc sĩ về thiết kế hoặc một lĩnh vực liên quan chặt chẽ. Tùy thuộc vào định hướng bản thân, bạn có thể muốn theo đuổi một bằng cấp về thiết kế đồ họa, mỹ thuật hoặc nhiếp ảnh. Bạn cũng có thể trở thành một đạo diễn nghệ thuật với bằng về công nghệ truyền thông hoặc sản xuất phim nếu bạn muốn làm việc trên các bộ phim và truyền hình.

“Art Direction nên là một bước tiến tự nhiên sau nhiều năm làm việc với tư cách là một nhà thiết kế và không chỉ biết cách bạn làm việc mà còn cả cách hoạt động của ngành công nghiệp sáng tạo.” – Marko Cvijetic, Giám đốc nghệ thuật @IKEA

Bằng cấp có thể là một điều kiện cần để giúp bạn đạt được vị trí Art Director, nhưng kinh nghiệm làm nghề sẽ giúp bạn có vị thế cao hơn và được săn đón nhiều hơn trong lĩnh vực này.

Phát triển kỹ năng mềm

Ngoài kỹ năng chuyên môn liên quan trực tiếp đến nghệ thuật, kỹ năng mềm cũng quan trọng không kém đối với Freelance Art Director và cả In-house Art Director.

Các kỹ năng mềm như quản lý tài chính, quản lý khách hàng, khả năng ứng xử và đàm phán thông minh sẽ giúp bạn có cơ hội gặp được nhiều khách hàng hơn. Theo ông Marco chia sẻ “Là một nhà thiết kế tài năng, người bị thu hút bởi các chi tiết và xu hướng là rất tốt, nhưng nửa còn lại là một người biết cách xử lý yêu cầu khách hàng khác nhau và xây dựng cầu nối giữa kỳ vọng và giải pháp.”

Xây dựng Portfolio

Portfolio sẽ cho đối tác tiềm năng của bạn thấy được những kinh nghiệm bạn đã tích lũy và kỹ năng bạn đã phát triển trong những năm qua. Những yếu tố khiến Portfolio hiệu quả:

  • Gây ấn tượng bằng cách đặt những dự án tốt nhất của bạn ở đầu portfolio. Điều đó sẽ khiến bạn tự tin khi được thảo luận với khách hàng về nó.
  • Làm phong phú portfolio bằng những dự án ở đa dạng lĩnh vực để thể hiện kỹ năng và phạm vi sáng tạo.
  • Chuyển đổi số cho portfolio của bạn. Cho khách hàng thấy sự chuyên nghiệp và cập nhật xu hướng. Tự quảng bá bản thân và thu hút khách hàng thông qua các hoạt động chia sẻ sản phẩm, portfolio lên các trang mạng xã hội như facebook, instagram, behance,…

Xây dựng mạng lưới quan hệ rộng

Sau khi đã trang bị kiến thức và kĩ năng cần có, bạn nên bắt tay vào xây dựng mạng lưới quan hệ trong ngành của bạn. Hãy luôn cho bản thân cơ hội tham gia các sự kiện kết nối với mục đích không chỉ đạt được hợp đồng mà còn thể hiện được bản thân trước mắt khách hàng tiềm năng. Bí quyết là luôn mang theo danh thiếp bên mình. Giới thiệu bản thân với họ để cho họ cái nhìn tổng quan về bạn. Giữ liên lạc với họ sau sự kiện.

Kết luận

Làm việc dưới vai trò Art Director của bất kỳ dự án nào cũng sẽ đem đến cho bạn nhiều trải nghiệm bổ ích. Đối với mỗi dự án khi bạn bắt đầu làm việc cho tới lúc hoàn thành sẽ là hành trình bạn khám phá những kĩ năng mới và mở rộng vốn hiểu biết của mình giúp thăng tiến trong sự nghiệp của bạn.

Đăng ký theo dõi

Để nhận được những thông tin mới nhất từ chúng tôi